Nhãn hiệu của chúng tôi
Helgard Haug và Daniel Wetzel, cả hai là sinh viên tốt nghiệp Viện Khoa học Sân khấu thể nghiệm (Gießen), cùng làm việc từ năm 1995. Ngay từ khi đó họ đã gây chú ý qua nhiều tác phẩm dàn dựng khác nhau bằng cách can thiệp sắc sảo vào những không gian thuộc đại chúng cũng như những tác phẩm kịch có tính chất tư liệu và những tác phẩm kịch phát thanh. Những người trình diễn performer của họ phần lớn là những »Chuyên gia của đời thường", được coi là những diễn viên hòan chỉnh sẵn có cùng với tiểu sử của mình được đưa vào dàn dựng trong các bối cảnh sân khấu. Hiện thực không được sao chép lại, không được kịch hóa mà được đem thẳng lên sân khấu - một phương thức làm việc vừa cương quyết vừa đơn giản. Năm 2002 họ cùng với Stefan Kaegi và Bernd Ernst thành lập đòan kịch mang tên Rimini Protokoll, và dưới cái tên đó họ đã nhanh chóng nổi tiếng qua những tác phẩm mang tính thiết kế đối lập những phương thức diễn xuất theo kịch bản gò bó nặng nề. Chẳng hạn vở »Shooting Bourbaki" của Haug/Kaegi/Wetzel 2002 đã giành giải NRW-Impulse và tác phẩm »Deadline" (Haug/Kaegi/Wetzel) và »Wallenstein" (Haug/Wetzel) đã được mời tham gia hội diễn sân khấu mặc dù không có kịch bản nào được dàn dựng và cũng chẳng có diễn viên nào xuất hiện trên sân khấu. Tháng 11. 2007 Haug/Kaegi/Wetzel nhận giải Đặc biệt Giải thưởng Sân khấu Đức mang tên DER FAUST, tháng 4.2008 tại Thessaloniki họ nhận Giải thưởng Sân khấu châu Âu cho phạm trù »Những hiện thực mới".
Những đề án của họ hầu như đều bắt đầu từ những khảo sát có tính báo chí, từ những câu chuyện với những con người thật cung cấp tiểu sử và kiến thức chuyên môn của mình làm thành vật liệu cho những nghệ sỹ sân khấu Rimini Protokoll sáng tác, gọi là »Kịch chuyên gia" hay còn được gọi là » Sự hồi sinh và Định nghĩa mới của Kịch tư liệu" (báo Süddeutsche Zeitung), bởi vì chính những nguồn gốc của kịch bản đã tràn đầy và chiếm lĩnh sân khấu chứ không giao bán kịch bản cho diễn viên chuyên nghiệp, họ xuất hiện trên sân khấu không phải với tư cách diễn viên nghiệp dư mà họ là »người diễn chính họ", là những người hầu như chưa bao giờ đứng trên sân khấu kịch, mà có chăng sân khấu kịch để tập luyện của họ chính là sân khấu của cuộc đời dành cho họ.
Trong tác phẩm của Rimini Protokoll với tựa đề »Deadline" ( Nhà hát kịch Đức Hamburg, ... 2004) chẳng hạn, đã xuất hiện trên sân khấu 5 chuyên gia về những phương thức chết khác nhau ở châu Âu; còn trong vở »Wallenstein" (Hội diễn Schillertage ở Mannheim, 2005) những người dân Weimar và Mannheim lên sân khấu bằng chính tiểu sử của mình đua tài với những các nhân vật trong các tác phẩm của Schiller và bằng kịch bản riêng của mình đọ tài với kịch bản gốc. Năm 2006 tại Nhà hát Kịch Düsseldorf tác phẩm »Tư bản" của Marx là khởi điểm một công cuộc tìm kiếm của 8 nhân vật qua chính tiểu sử của mình tìm đến sức mạnh hào quang và ý nghĩa sâu xa của cuốn kinh điển đó. Kịch phẩm »Karl Marx: Das Kapital. Erster Band" tại Hội diễn Stücke07 đã đọat cả giải Khán giả bình chọn lẫn giải Kịch gia Müllheimer 2007. Trong khi vở kịch »Call Cutta in a Box" kết nối khán giả tại nhiều thành phố châu Âu với những hiện thực đời sống ở Ấn độ của các nhân viên trực điện thọai trong một Call-Center ở Kalkutta bằng điện thọai, thì vở »Black Tie" (Hebbel-am-Ufer Berlin, 2008) theo đuổi câu chuyện được nhận làm con nuôi của một cô gái trẻ từ Seoul sang đến Osnabrück để hàn đầy những lỗ hổng đen trong gốc gác của mình.
Mặc dù Kịch của Haug/Wetzel dựa trên cơ sở khảo sát và »cách nhìn của những cựu sinh viên khoa học sân khấu xuất sứ từ Gießen đối với con người và những câu chuyện của họ mang tính nhân văn trung thực" cao độ đến mức nào chăng nữa, thì tác phẩm của họ vẫn là các tác phẩm mang tính kịch. Xuất phát từ quan điểm hòai nghi nghệ thuật kịch trình diễn bằng các diễn viên trình diễn, tác phẩm của họ là »những suy nghiệm đầy tính thẩm mỹ và triết học, không mang tính chính trị hay là từ thiện xã hội" như Florian Malzacher báo Frankfurter Rundschau nhận xét.
http://mirrors.creativecommons.org/international/vn/translated-license.pdf