Materialbox

Vùng Biên Giói

của Rimini Protokoll

Home

previous
deczvn

Seite empfehlen

Tôi đóng vai Sơn

© privat

Trên sân khấu, Dresden 2009 © Matthias Horn

Nguyễn Hùng Sơn - tên gọi là Sơn

Được sinh ra chính giữa gianh giới ngăn cách Nam và Bắc Việt nam - ngaỳ sinh trên giấy tờ: 12.07.1961 (nhưng thật ra là 1960). Tuổi thơ đã sống sót qua chiến tranh tại một vùng quê bị đánh phá ác liệt ở miền Trung Việt nam. 1979 anh đã sang CHDC Đức học nghề lắp ráp điện. Tên lóng là Sony- gọi theo Sony´s American Nails (Albertplatz). Thực ra anh mơ ước trở thành lái xe đường trường từ Bắc vào Nam, nhưng năm 1979 anh sang CHDC Đức học nghề. Đầu tiên ở nhà máy Maxhütte in Unterwellenborn, năm 1983 thì chuyển về nhà máy Edelstahlwerk Freital. Ở đó từ năm 1987 cũng làm phiên dịch. Những nghề làm từ năm 1990: May quần bò, bán hoa quả, bán hàng ăn, làm móng tay -"tất cả đều hợp pháp"! Mẹ, em gái và cậu sống ở Việt nam. Một người em họ sống ở Mỹ, là phật tử. Trong tiệm nails của anh có một bát hương để ở dưới nền nhà (thờ thổ công để được may mắn). Anh vẫn ước mơ đi Mỹ một lần để tìm hiểu nghề làm móng tay ở Mỹ: kỹ thuật, trang thiết bị tiệm nails...

© privat

Trên sân khấu, Dresden 2009 © Matthias Horn

Sơn kể về thời thơ ấu trong chiến tranh

»Cha mẹ tôi quê ở Quảng trị, thuộc miền nam của Việt nam, ngay sát biên giới. Dòng sông quê tôi sau này đã trở thành bên giới, hai bên bờ sông người ta đã dựng những chòi cao và từ đó gọi loa phóng thanh sang hai bên bờ để địch vận. Khi đó người ta không có thời gian để suy nghĩ nhiều. vàtrường hợp của mẹ tôi thì cũng rất rõ ràng : cha tôi là bộ đội Bắc Việt nên mẹ tôi đã cùng một nhóm người vượt sông tiến về phía Bắc.

Khi qua biên giới họ cũng chưa biết đi về đâu nên đã dừng chân ở lại Vĩnh Linh, một làng nhỏ nằm ngay sau gianh giới. Mẹ tôi lại bắt đầu làm việc là hộ lý tại một bệnh viện nhỏ ở đây. Cuộc chiến tranh giữa Nam và Bắc Việt nam ngày càng trở nên ác liệt. Lúc đó mẹ tôi đang mang thai tôi và vào đêm 12.07.1960 mẹ tôi đã trở dạ đẻ trong lúc tránh bom oanh tạc cầu Hiền Lương... Tôi đã được sinh ra trong bom đạn như thế.
Khi tôi được một tuổi, cha tôi về phép thăm nhà. Người mua cho tôi một bộ quần áo hải quân và dắt tay cho tôi tập đi. Sau 20 ngày người lại ra đi. Mẹ tôi một lần nữa lại mang thai em gái tôi. Em tôi không một lần được nhìn thấy mặt cha. Bức thư cuối cùng ông gửi về năm 1963. Đúng vào năm mà Bộ quốc phòng Mỹ đã tăng ngân sách chi viện cho chiến tranh ở Việt nam từ 8 tỷ Dollar lên 54 tỷ Dollar. Kể từ đó không bao giờ tôi nhận được tin tức gì của cha tôi nữa.

Khi tôi lên 3 hoặc 4 tuổi, ngày nào tôi cũng nhìn thấy bom rơi, tổng cộng có lẽ cũng phải đến vài trăm lần. Khi tôi tròn 6 tuổi tôi được kết nạp vào K8 là một chương trình bí mật của Hồ Chí Minh, mà chúng tôi gọi là Bác Hồ. Đó là một chương trình dành cho con em miền Nam tập kết ra Bắc và con liệt sỹ đã hy sinh ở chiến trường. Trong đêm từ biệt mẹ tôi nói với tôi: "Con đi ra Hà nội sẽ được gặp Bác Hồ và sẽ được ăn kẹo của Bác Hồ". Tôi cứ tưởng tượng ra cảnh Bác Hồ từ trên một cầu thang thật rộng đi xuống, chúng tôi sẽ chạy ùa lại và cùng Người đi ra vườn. Ở đó tôi sẽ được vuốt râu Người và được chia những cái kẹo vàng óng... Tất cả trẻ con K8 đều được kể như vậy và thực sự điều đó đã làm cho cuộc chia ly đỡ đau đớn đi rất nhiều.

Hơn hai ngày dài, chúng tôi đã được chở đi bằng xe tải của quân đội đi về phía Bắc. Cuối cùng thì chúng tôi đã đến Thọ Xuân, là nơi còn cách Hà nội 230 cây số nữa, cách xa Bác Hồ và kẹo của Người. Ở Thọ Xuân chúng tôi được chia về các gia đình khác nhau. Chúng tôi được nhà nước trang bị đầy đủ từ A đến Z: quân phục K8, đồ ăn thức uống ... Ban đầu thì tôi còn nhận được những thứ đó, sau rồi chẳng bao giờ tôi nhìn thấy chúng nữa.

Hai năm sau, một hôm tôi đang chơi trên đường thì tôi nhìn thấy một phụ nữ đi vào làng, tôi nói với bạn tôi: »Trông kìa, bà kia trông giống mẹ tao lắm". Khi bà đến gần thì quả thật đó là mẹ tôi. Bà đã vượt qua hết làng này đến làng khác để hỏi tìm trẻ con K8 và cuối cùng thì đã tìm thấy tôi ở Xuân lai. Bà rất sững sờ khi nhìn thấy tôi gầy gò và nhem nhuốc, áo tôi rách tả tơi và không còn cái cúc nào...
Khi chiến tranh kết thúc, mẹ tôi nói với tôi:« Bây giờ là lúc chúng ta phải về quê để tìm bố con. Chúng ta phải vào Nam để tìm bố các con.«

© privat

Trên sân khấu, Dresden 2009 © Matthias Horn

Nguyễn Hùng Sơn kể về những họat động kinh doanh ở DDR

 

» Ở DDR lúc đó rất là hiếm quần bò để mua, nếu có thì cũng không phải là những quần »mỏ mác«, chỉ có những »mác« của DDR như Wiesent và Boxer. Nhưng chẳng có ai muốn mua quần của DDR. Người ta đồn nhau là bọn tôi may quần bò và họ đến hỏi tôi: » Hey Sơn, cậu có may được quần không?« Tôi trả lời là » Tất nhiên, cho cậu à? Thế thì chiều nay hết ca thì đến phòng tôi ở trong ký túc xá nhé.« Sau khi hết ca làm anh ta đến phòng tôi. Tôi còn ở cùng với một bạn đồng nghiệp nữa trong phòng. Phòng chúng tôi có hai cái giường, hai cái tủ, hai cái ghế và một cái bàn. Trên bàn có hai cái máy khâu. Cả hai chúng tôi đều may quần. 
Tôi hỏi anh bạn thích may quần »mác« gì. Anh ấy đặt tôi may Wrangler. Ngày hôm sau tôi may xong và đem đến nơi làm việc cho anh ta. Anh ấy thử quần và vừa ngay, anh ta bảo tôi: »Tôi sẽ tiếp tục giới thiệu anh chongười khác«.

 Vải thì chúng tôi mua »rất bình thường« trong các cửa hàng. Lúc đó có rất nhiều người cũng may quần nên chúng tôi phải chú ý đi mua ngay những lúc hàng về. Mỗi một lần mua là chúng tôi mua luôn 50 mét. Đủ cho 45 cái quần.45 cái quần chúng tôi may trong 3 tháng, trung bình một tháng tôi may 15 cái quần. Cứ đến dịp noel là người Đức xếp hàng dài trước cửa ký túc xá chờ may quần.

 Tôi cần 2 tiếng để may một chiếc quần, cũng như bây giờ tôi cần 2 tiếng để đắp một bộ móng tay mới. Thời đó người ta đặt may quần các lọai »mác« khác nhau, chủ yếu là Levis và Wrangler. Ngòai ra còn có Hit, Mustang und Rifle. Những phụ gia như »mác« bằng da và đinh, cúc ...thì chúng tôi mua của người Balan. Họ đem đến những ký túc xá cả vali hàng và rao bán luôn tại đó. Tôi và bạn tôi cứ mua một lúc luôn 100 bộ. Một bộ gồm có nhãn Mác bằng da, mác bằng vải và 6 cái đinh quần.

Một quần bò chúng tôi thu vào 165,- Ost-Mark. Cứ may được 5 quần thì tôi đủ tiền để mua được một chiếc quần Levis hay Wrangler original trong Intershop lúc bấy giờ. 

Chiếc quần bò cuối cùng tôi may vào mùa hè năm 1989. Lúc đó chúng tôi bắt đầu nhận thấy người ta ít hỏi may quần. Sau đó tôi còn nghe những tin tức về những thay đổi gì đó sắp đến. Biên giới giữa Áo và Hungari đột nhiên được mở, Gorbatschow gặp tổng thống Mỹ. Trong ca tôi đi làm người ta đùa rằng »thế là Gorbatschow đã bán DDR cho Mỹ rồi«. 
Cái máy khâu của tôi đã được đóng gói và đi cùng cái hòm cuối cùng của tôi về Việt nam. Lúc đó là tháng 9 năm 1989. Sau đó tôi cũng bay về Việt nam nghỉ phép. 

... tôi đã tự viết đơn xin nghỉ việc trong nhà máy luyện thép và cùng với một anh bạn hùn vốn mở một gian hàng bán hoa quả. Người ta ai cũng chỉ muốn mua hoa quả nhiệt đới. Sau đó chúng tôi lại mở một tiệm ăn. Từ 3 năm nay tôi có một tiệm làm móng tay - đó đang là nghề mốt nhất hiện nay«.

Trích từ kịch bản Vùng biên giới

http://mirrors.creativecommons.org/international/vn/translated-license.pdf