Materialbox

Vùng Biên Giói

của Rimini Protokoll

Home

previous
deczvn

Seite empfehlen

Tôi đóng vai Kathert

Trên sân khấu, Dresden 2009 © Matthias Horn

Karl-Heinz Kathert

sinh năm 1929. Học nghề thợ tiện. Năm 1948 phục vụ một thời gian ngắn trong ngành Cảnh sát Magdeburg, sau đó ông được chọn vào đội ngũ công an biên phòng (chức vụ: thanh tra biên phòng) tại gianh giới khu vực chiếm đóng của quân đội đồng minh Liên Xô và Anh. Kể từ 1958 là Thiếu tá biên phòng tại biên giới CHDC Đức và Cộng hòa nhân dân Balan, giữ chức vụ phó trưởng đồn. Từ 1962 đến 1964 Đại học quân sự tại viện Hàn lâm quân sự » Friedrich Engels" in Dresden với chức vụ Thượng tá. Sau đó ông là đồn trưởng biên phòng giữa CHDC Đức và CHLB Đức tại Rudolfstadt và Kalbe/Milde. 1967 được thăng chức Đại tá.

Từ 1972 đến 1983 cán bộ giảng dạy môn chính tại Viện Hàn lâm quân sự »Friedrich Engels" Dresden, chuyên ngành về đào tạo sĩ quan biên phòng, trong đó có nhiều học viên trẻ là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt nam. Kể từ 1987 là quan chức phụ trách chính công nhân xuất khẩu Việt nam tại nhà máy VEB Herrenmode Dresden cho đến khi họ bị giải tán hợp đồng và đưa trả về Việt nam đầu năm 1991. Tác giả nhiều bài viết về lịch sử quân đội nhân dân  và quân dội biên phòng CHDC Đức.

Từ khi còn trẻ đã luôn mang trong mình tư tưởng xã hội chủ nghĩa, hiện nay vẫn tích cực họat động cho đảng Die Linke. Họat động chính trị tích cực tại địa phương tại hội đồng thành phố Dresden. Từ 1956 ông đã say mê đi du lịch thế giới, đã đi hầu hết các châu lục, trừ Úc - thời gian vừa qua đặc biệt thích đi du dịch tầu biển. Tiếc là vẫn chưa từng đến Việt nam. Từ 40 năm nay  ông là thợ săn kỳ cựu.

Trên sân khấu, Dresden 2009 © Matthias Horn

Karl-Heinz Kathert kể về thời kỳ phụ trách công nhân Việt nam xuất khẩu

» Năm 1987 tôi được giao một nhiệm vụ hòan tòan mới mẻ đối với tôi: tôi trở thành  người phụ trách chính tại địa phương cho khỏang 1000 người Viêt nam của 10 xí nghiệp khác nhau, trước hết là của nhà máy VEB Herrenmode. Khi nhận nhiệm vụ này đối với tôi đó là một lĩnh vực hòan tòan mới mẻ và nhiệm vụ đầu tiên của tôi là phải lên một phương án hành động cho giai đọan họ làm quen với môi trường mới. Đó không phải là mệnh lệnh mà là một chương trình có tính tổng thể.

Tôi nhận nhiệm vụ đích thân đi đón tất cả những công nhân Việt nam khi họ đến từ sân bay Schönefeld và đưa họ đi bằng xe Bus về Dresden. Lần đi đón những đòan đầu tiên tôi rất ngạc nhiên khi thấy họ còn trẻ quá. Chúng tôi cứ nghĩ rằng sẽ đi đón những người công nhân lành nghề thật sự. Tôi dần hiểu rằng chúng tôi sẽ phải đối mặt với những thử thách gì. Qua cô đội trưởng tôi được biết là họ đã qua một thủ tục chọn lọc tại Việt nam. Những người được chọn đi là những cựu chiến binh hoặc là con em liệt sỹ.
Đầu tiên chúng tôi đưa họ về ký túc xá. Vừa mới xây xong, rất hiện đại.

Đất nước bạn có nguyện vọng cho ở tập trung. Lễ đón tiếp công nhân Việt nam trong các nhà máy với sự tham gia của các cán bộ lãnh đạo nhà máy kéo dài trong một tiếng rưỡi và được  tổ chức rất trọng thể. Trong quá trình chuẩn bị những cô đầu bếp có hỏi tôi." Chúng ta có thể mời họ ăn món gì?". Vì trước đây tôi đã từng đào tạo những sĩ quan Việt nam tại Viện Hàn lâm quân sự »Friedrich Engels" nên tôi biết được là người Việt nam thích ăn cơm. Nhưng khi cơm được bày lên bàn thì nét mặt của các cô gái sa xầm lại, những bát cơm không hề được động tới. Hóa ra là họ chưa bao giờ được ăn cơm nấu kiểu Đức có cả sữa.

Theo lệnh của Sứ quán Việt nam, chúng tôi phải thu hồi tất cả hộ chiếu của họ và tập trung nộp lên sứ quán, mỗi người phải chụp ảnh để làm thẻ chứng minh thư của nhà máy. Với thẻ nhà máy này họ chỉ được phép ra vào trong nhà máy và ký túc xá nhưng không có cơ hội đi được ra khỏi biên giới của CHDC Đức.

Thời gian đầu rất nhiều người bày tỏ sự lo lắng không biết có thể hội nhập được những người Việt nam trẻ này vào quá trình sản xuất được không. Nhưng rồi người ta rất nhanh đã nhận ra rằng nhờ sự khéo léo và tích cực phấn đấu lao động của người Việt nam mà kể cả số lượng lẫn chất lượng sản phẩm đã tăng lên. Họ đã hòan thành vượt quá kế họach được đề ra.
Những sản phẩm của nhà máy may mặc VEB Herrenmode được xuất đi 20 % cho thị trường trong nước, 40 % xuất đi hướng Matsơkơva và 40% được xuất sang Cộng hòa Liên bang Đức, thậm chí cả cho những hãng lớn như C&A. Bộ phận cung ứng của chúng tôi thường xuyên đi nhập vật liệu như vải và nhãn hiệu của C&A từ Hamburg. Trên thị trường quốc tế, lúc đó chúng tôi đóng vai trò như của Trung quốc hiện nay. Và người ta đã biết điều đó có thể biến đổi bất ngờ như thế nào.

Là một sỹ quan quân đội tôi biết được rằng rút quân là một chiến thuật quân sự phức tạp nhất: Tấn công- Phòng vệ- chuyển động- hành quân, tất cả chỉ là trò trẻ con so với nhiệm vụ này. Với sự kiện đổi tiền sang đồng D-Mark ngày 01.07.1990 nên chỉ qua một đêm nhà máy Herrenmode Dresden bỗng dưng đã trở thành một con nợ không có nơi mua hàng và không có vốn dự trữ. Đối với những hãng Tây Đức thì nó sản xuất không đủ rẻ và đối với thị trường Liên xô người ta không có ngọai tệ để tham gia kinh doanh trong thị trường mới. Đồng D-Mark như một cú đánh giáng xuống nhà máy tôi như một con thỏ bị chém vào gáy. Tốc độ sản xuất giảm xuống, gần như về không, và chúng tôi đã bị đẩy vào tình thế phải sa thải hàng lọat công nhân Việt nam.

Chính phủ ở Bonn chấp thuận Hiệp định nhà nước giữa DDR và Việt nam là có hiệu lực và đặt 60.000 người Việt nam đang sống tại Đức lúc này trước sự lựa chọn: về hoặc ở. Tất nhiên rất nhiều người muốn ở lại, nhưng điều kiện được đặt ra quá khó thực hiện được hoặc cám rỗ quá lớn: mỗi một công nhân Việt nam có quyền nhận một khỏan tiền bồi thường vì bị hủy hợp đồng trước thời hạn là 3.000 DM và một vé máy bay miễn phí để về nước.

Trích dịch từ kịch bản Vùng Biên giới

http://mirrors.creativecommons.org/international/vn/translated-license.pdf